Trên sân cỏ đã có rất nhiều tình huống bóng không rõ ràng: những tình huống mà khán giả, cầu thủ đều thấy nhưng trọng tài lại không nhìn thấy hoặc những tình huống mà trọng tài thấy nhưng cầu thủ và khán giả lại đang phân vân đó là lỗi hay chỉ là vô tình, gây ra những tình huống tranh cãi không đánh có. Để khắc phục điều này công nghệ VAR đã ra đời nhằm đảm bảo tính minh bạch trong thi đấu.

Vậy VAR là gì? Ứng dụng công nghệ Var trong bóng đá như thế nào? Mời quý độc giả cùng tìm hiểu một cách đầy đủ nhất về công nghệ Var trong bài viết dưới đây 

VAR là gì?

VAR là tên viết tắt của cụm từ Video Assistant Referee, là một công nghệ hỗ trợ trọng tài trong bóng đá giúp trọng tài đưa ra những quyết định chính xác nhất.

Công nghệ VAR bóng đá gồm những gì?

Công nghệ VAR bao gồm một hệ thống với nhiều máy quay camera từ nhiều góc độ khác nhau nhằm giám sát từng chuyển động xoay quanh trái bóng. 

Ngoài ra, hỗ trợ cho công nghệ VAR còn cón một phòng điều khiển trung tâm (đặt tại Trung tâm Phát sóng Quốc tế IBC đặt tại Moscow), ở đó có một đội ngũ chuyên nghiệp giúp phân tích từng khung hình và từng hành động của cầu thủ.

Phòng điều khiển trung tâm công nghệ Var

Đội ngũ ở phòng phân tích bao gồm:

  • 1 trợ lý video cho trọng tài.
  • 3 trợ lý cho trợ lý nói trên.
  • 4 chuyên viên tua lại cảnh nhằm chọn ra những góc quay hỗ trợ hiệu quả nhất.
  • Ngoài ra còn có 2 camera bắt việt vị.

Hệ thống thông tin VAR

Trong phòng quan sát video, ngoài trọng tài và các trợ lý sẽ có một chuyên gia của FIFA tham gia. Chuyên gia này được quyền truy cập tối đa với các thông tin trao đổi giữa trọng tài và đội ngũ VAR, từ đó người này sẽ có nhiệm vụ điều phối các tình huống áp dụng công nghệ thông qua một thiết bị máy tính bảng chuyên dụng. Hệ thống này cũng đồng thời truyền tải thông tin cho những đơn vị bắt sóng truyền hình đang thực hiện truyền hình trực tiếp để từ đó các bình luận viên thể thao có thể nắm bắt được thông tin cập nhật ngay lập tức từ trận đấu.

Màn hình lớn thông báo tình huống đang được kiểm tra tại sân

Công nghệ Var hoạt động như thế nào?

Với khả năng truy cập vào tất cả các camera được đặt khắp sân. Hệ thống VAR sẽ đưa ra thông báo tới trọng tài trong trường hợp phát hiện ra lỗi. Trọng tài trên sân nhận tín hiệu từ trọng tài video thông qua một chiếc tai nghe. Sau đó, ông sẽ ra hiệu tạm dừng trận đấu và cho các cầu thủ biết rằng có một quyết định đang được xem xét. Nếu nhận định tình huống không có lỗi, trọng tài sẽ cho phép trận đấu được tiếp tục.

Trọng tài có thể tham khảo ý kiến của tổ trọng tài VAR thông qua tai nghe mà không cần phải xem lại màn hình

​Trường hợp sử dụng Var: Trọng tài sẽ ra hiệu sử dụng công nghệ Var bằng hành động vẽ một hình chữ nhật. Phòng kiểm soát trung tâm sẽ tái dựng lại hai luồng video và truyền đến sân đấu, nơi đang diễn ra trận đấu với nội dung như sau:

  • Video đầu tiên sẽ bao gồm mọi góc nhìn được đội ngũ này xem xét, phân tích kỹ.
  • Video thứ hai từ ngay phòng điều khiển trung tâm cho thấy quá trình làm việc của đội ngũ ở đây để đảm bảo tính minh bạch.

Dựa vào hai video được cung cấp từ phòng điều khiển trung tâm được trọng tài chính xem lại bằng một màn hình đặt sát sân bóng, từ đó trọng tài chính sẽ đưa ra những quyết định chính xác nhất trong các tình huống nhạy cảm, dễ gây tranh cãi ở tất cả các trận đấu diễn ra trong mùa World Cup 2018.

Trọng tài chính xem lại tình huống bằng một màn hình đặt sát sân bóng.

Phòng điều khiển trung tâm sẽ luôn theo dõi từng tình huống và diễn biến trên sân chứ không chỉ khi được trọng tài chính yêu cầu hỗ trợ một tình huống nào đó. Thậm chí, phòng điều khiển trung tâm sẽ liên lạc với trọng tài khi có một tình huống rõ ràng hay có lỗi nghiêm trọng xảy ra. 

Công nghệ Var trong bóng đá cũng đã được sử dụng thử nghiệm tại Anh và một vài trận đấu của Đức, Ý trước khi được áp dụng chính thức tại Worldcup 2018. Đây cũng là lần đầu tiên VAR được sử dụng trong một kỳ Worldcup. Trước đó, FiFa cũng đã áp dụng công nghệ goal line lần đầu tiên tại Worldcup 2014.

Công Nghệ Var Trong Bóng Đá

Trong bóng đá khi nào thì VAR được sử dụng?

Trong một trận đấu bóng VAR chỉ được sử dụng trong những tình huống nhất định đó là: quả đá phạt 11m, xác định lỗi, bàn thắng và thẻ đỏ trực tiếp. Chi tiết như sau: 

  • Sử dụng Var để xác định bàn thắng: Khi có một đội khiếu kiện về bàn thắng, trọng tài sẽ yêu cầu sử dụng VAR để phát hiện lỗi việt vị, kéo áo và các lỗi khác trong quá trình ghi bàn. Và bàn thắng sẽ không được chấp nhận khi cầu thủ phạm lỗi việt vị vài cm. 
  • Sử dụng Var trong quyết định thổi phạt Penalties: VAR được sử dụng nhiều nhất trong khu vực trong vòng cấm. Quyết định thổi phạt có thể được trọng tài duy trì hoặc hủy bỏ sau khi xem lại video tình huống mà VAR cung cấp. 
  • Sử dụng Var trong tình huống thẻ đỏ trực tiếp: Các hành vi bạo lực sẽ bị ngăn chặn bởi VAR. Tuy nhiên VAR chỉ đươc áp dụng đối với các tình huống thẻ đỏ trực tiếp, không áp dụng với thẻ vàng thứ 2.
  • Sử dụng Var để nhận diện sai lầm: Trong thực tế, có nhiều tình huống trên sân đấu mà trọng tài cũng mắc phải sai lầm. Cụ thể là trong trận đấu giữa tuyển Arsenal và tuyển Chelsea năm 2014. Oxlade Chamberlain của Arsenal là người phạm lỗi nhưng trọng tài lại bất ngờ đuổi Kieran Gibs, một cầu thủ khác cũng sở hữu đầu cua giống như Chamberlain. Sử dụng công nghệ VAR, những sai lầm của các trọng tài có thể được sửa chữa. Tuy vậy, VAR cũng có những hạn chế nhất định để đảm bảo không làm gián đoạn cuộc chơi.

VAR có bị giới hạn sử dụng?

Không phải với tất cả, nhưng VAR sẽ không được sử dụng trong trường hợp trận đấu đã được tiếp tục. Nếu VAR không phát hiện được sai sót, quả đá phạt, ném biên… nghiễm nhiên được tiếp tục. 

Bàn thắng không được xác định bởi VAR với trường trường hợp đội tấn công phạm lỗi trong tình huống dẫn đến bàn thắng. Nhìn chung, với việc sử dụng VAR, trọng tài có thể phạt nguội cầu thủ dù tình huống phạm lỗi đã xảy ra trước đó.

Sử dụng Var trong WC 2018

Tại sao FIFA lại sử dụng VAR tại Worldcup 2018?

Cơ quan quyền lực nhất thế giới bóng đá muốn tải thiện độ chính xác của các quyết định trên sân. “Tôi sẽ nói với các fan hâm mộ bóng đá rằng công nghệ này đem tới những tác động tích cực”, Chủ tịch FIFA Infantino chia sẻ. Theo người đứng đầu FIFA, VAR đã được sử dụng tại khoảng 1.000 trận đấu với độ chính xác từ 93-99%. 

FIFA xem xét kỹ tất cả những tiềm năng mà công nghệ này có thể đem lại. Ông Infantino cũng cho rằng VAR cần cải thiện tốc độ phân tích trận đấu và truyền đạt tới các trọng tài. 

Tuy có những ưu điểm vượt trội, thế nhưng không phải ai cũng ủng hộ VAR. Một nhóm những người thường xuyên đến sân cho biết họ không rõ lúc nào một quyết định sử dụng VAR được xem xét. Trong khi đó, nhóm người khác lại cho rằng bất chấp sự can thiệp của máy móc, những tình huống gây tranh cãi vẫn luôn là một phần của bóng đá.

VAR hoạt động như thế nào tại World Cup 2018?

Một trong những sự khác biệt lớn nhất của ngày hội bóng đá tại Nga 2018 so với các kỳ World Cup trước, đó là việc đưa vào áp dụng công nghệ Video Assistant Referee (VAR) – công nghệ video hỗ trợ trọng tài.

Có 13 trợ lý video hay còn gọi là trọng tài phụ ngồi trong một trung tâm đặc biệt ở Moscow (bất kể trận đấu diễn ra ở đâu) để quan sát trận đấu qua màn hình. Trong số đó có một trợ lý được chọn cho từng trận đấu, người này sẽ hoạt động cùng đội ngũ ba trợ lý khác đang thực hiện nhiệm vụ trên sân.

Trọng tài phụ ngồi trong một trung tâm đặc biệt ở Moscow

Tại đây, các tín hiệu được stream trực tiếp từ sân vận động, bao gồm toàn cảnh trận đấu đang diễn ra cũng như các pha quay chậm. Các trợ lý video này sẽ thông báo cho trọng tài chính mỗi khi phát hiện lỗi bị bỏ qua, hoặc trọng tài chính sẽ tìm sự góp ý của họ mỗi khi cần. Tuy nhiên quyết định cuối cùng vẫn thuộc về trọng tài chính.

Giúp bạn nhận biết một quyết định chịu ảnh hưởng từ var

Khán giả có thể xem được gì?

  • Khán giả có mặt tại sân vận động: Họ sẽ không dễ để thấy được ảnh hưởng của VAR trong hầu hết thời gian, ngoài những hình chữ nhật được trọng tài vẽ ra.
  • Khán giả truyền hình: Họ được xem các pha quay chậm, hình ảnh giống với những gì trọng tài chính thấy.

Cách nhận biết một quyết định chịu ảnh hưởng từ VAR

Toàn bộ công nghệ VAR được tập trung xây dựng xung quanh chủ thể là trọng tài, nếu không tinh mắt đôi khi khán giả sẽ không thể nhận biết được khi nào VAR đang được sử dụng. Tuy nhiên vẫn có 3 dấu hiệu để bạn biết được các trọng tài đang tham khảo thông tin từ VAR: 

  • Dấu hiệu 1: trong một số trường hợp, trọng tài chỉ đơn giản nhận được thông báo qua tai nghe từ các trợ lý trọng tài VAR. Nếu tinh ý, khán giả có thể biết được điều này khi trọng tài chính chạm tay vào tai nghe. 
  • Dấu hiệu 2: trong một số huống, trọng tài sẽ vẽ một hình chữ nhật vào khoảng không, ám chỉ màn hình TV để yêu cầu nhận thông tin từ VAR. Sau khi tiếp nhận thông tin, trọng tài vẽ tiếp một hình chữ nhật khác để tiếp tục trận đấu. 
  • Dấu hiệu 3: dễ nhận biết nhất nhưng cũng gây nhiều khó chịu với khán giả. Trọng tài sẽ đi đến màn hình đặt ở sau đường pitch để cùng xem video, thảo luận với các trợ lý video.
Trọng tài xem video quay lại ở màn hình sau đường pitch

Sau đó quyết định đưa ra, và vẫn đi kèm một hình chữ nhật được vẽ để trận đấu tiếp tục. Đây chính là cách mà trọng tài Cunha quyết định cho Pháp hưởng quả phạt đền vừa qua.

Những vấn đề tranh cãi xung quanh var

Tại sao VAR gây nhiều tranh cãi?

Phải mất một thời gian dài để VAR được áp dụng. Phần lớn xuất phát từ những lo ngại công nghệ có thể đánh mất đi những cảm xúc tự nhiên mà bóng đá mang lại. 

Những người phản đối cho rằng VAR sẽ khiến cho các trọng tài dừng trận đấu liên tục để xem băng ghi hình. Ngoài ra, khi tất cả những “bất công” bị mất đi, bóng đá cũng sẽ không còn tranh cãi sau đó, vốn là một trong những điều làm nên tính hấp dẫn cho môn thể thao vua.  

Song những người ủng hộ cũng có lý do của mình. Theo Giám đốc điều hành Hiệp hội trọng tài chuyên nghiệp Anh (PGMOL), ông Mike Riley, VAR sẽ chỉ được sử dụng khi có một tình huống bước ngoặt của trận đấu xảy ra, mà trọng tài chính không có được góc nhìn thuận lợi.

Công nghệ VAR đang gây nhiều tranh cãi tại World Cup 2018

Khi FIFA chính thức “phê chuẩn” để VAR “tham dự” World Cup năm nay, người hâm mộ hi vọng công nghệ này sẽ giúp trọng tài đưa ra quyết định công bằng nhất để tìm ra đội bóng xứng đáng giành chiến thắng. 

Đến thời điểm hiện tại, vòng bảng World Cup 2018 sắp kết thúc và đã có nhiều tình huống VAR đã trực tiếp can thiệp và gây ra cả những tranh cãi.

VAR đã có tác động không nhỏ tới nhiều trận đấu cũng như khuấy động hàng loạt cuộc tranh luận dù mới chỉ là lần đầu tiên được áp dụng tại một kỳ bóng đá thế giới.

Ưu nhược điểm của công nghệ Var

Ưu điểm: Không còn tình trạng mập mờ, bất công trong bóng đá nhờ VAR

Người hâm mộ bóng đá luôn mong muốn trọng tài sử phạt công bằng nhất trong mọi tình huống bóng đá. Tuy nhiên với nhịp độ nhanh và mức độ phức tạp của những tình huống bóng diễn ra chớp nhoánh trên sân cỏ thì việc bắt kịp mọi chuyển động bằng mắt thường sẽ không chuẩn được 100%. Cần có một sự hỗ trợ của công nghệ để hỗ trợ trọng tài trong những tình huống gây tranh cái và VAR chính là người bạn đồng hành của trọng tài trong mỗi trận đấu. 

VAR đáp ứng được nhu cầu của mong đợi của fan hâm mộ cũng như cầu thủ về mặt công bằng và thực tế. Var xuất hiện trong bóng đá chỉ đơn giản là để khắc phục những tình huống tiêu cực phát sinh sai với luật và nó không sinh ra để thay đổi truyền thống luật lệ bóng đá. Và quả thực công nghệ VAR đã làm tốt điều đó, đó là lý do vì sao mọi trường hợp nhạy cảm như penalty, thẻ đỏ… đều cần tới sự hỗ trợ và can thiệp của VAR.

Vẫn có những tranh luận cho rằng Var làm mất thời gian và làm giảm độ hấp dẫn cho một trận đấu. Nhưng hãy thử nghĩ lại xem nếu không có Var sẽ có những tình huống bị nhận định sai, dẫn đến phán quyết ra về của cả một tập thể xứng đáng bước tiếp thì sao? VAR không hoàn hảo, nhưng chắc hẳn nó cũng không đến nỗi bị tẩy chay vì một nguyên nhân như vậy.

Nhược điểm: Cảm xúc dâng trào trong bóng đá bị hạ nhiệt

Nói đến đây thì phải lục lại một chút về tính chất của bóng đá: Vì sao bóng đá lại được gọi là môn thể thao vua, hấp dẫn nhất hành tinh? 

Bóng đá được gọi là môn thể thao vua vì nó mang lại những cung bậc cảm xúc sâu sắc cho người xem và người chơi, từ 22 cầu thủ tranh đấu trên sân cho tới hàng triệu khán giả và fan hâm mộ dõi theo từng bước chân của họ. Môn thể thao nào cũng mang lại cảm xúc mạnh mẽ, nhưng bằng một cách nào đó bóng đá có một sức hút truyền tải phi thường và rộng rãi hơn hẳn. 

Còn VAR thì đang bị kết tội làm hỏng truyền thống lâu đời đó của môn thể thao vua này… 

Vẫn biết trong bóng đá sẽ có những tình huống bị phân xử sai bởi những góc nhìn còn thiếu sót của trọng tài là con người,. Tuy nhiên những giây phút đó lại gắn với nhiều cảm xúc dâng trào khó tả, khó quên theo từng trận đấu. Khi VAR xuất hiện, nó đã vô tình giết chết cảm xúc của khán giả cũng như người chơi chỉ vì thời gian tạm dừng bị kéo dài quá lâu, khiến ai nấy đều cụt hứng và không còn cảm giác thích thú với những gì đang diễn ra nữa. 

Khán giả, huấn luyện viên, bình luận viên và rất nhiều người khác cũng có chung quan điểm như vậy. Bóng đá dường như không còn nguyên bản như trước nữa, mà đã bị biến dạng đi một phần rồi. 

“VAR đang dần lấy đi nét đẹp của bóng đá. Các cầu thủ dần ít ôm nhau và ăn mừng rạng rỡ khi ghi bàn hơn, thay vào đó họ nơm nớp nhìn về phía trọng tài xem bàn thắng có bị hủy hay không,” HLV Simone Inzaghi của Lazio cho biết. 

“Bóng đá đi liền với cảm xúc, nếu thiếu cảm xúc thì nó không khác gì một môn thể thao chết cả,” cầu thủ Sami Khedira của Juventus thổ lộ.

VAR góp mặt trong bóng đá gây ra nhiều ý kiến trái chiều. Tuy nhiên mục đích chính của VAR là mang lại sự công bằng và minh bạch nhất cho môn thể thao vua, hỗ trợ trọng tài đưa ra những phán xét chuẩn mực nhất công bằng cho các đội chơi, để bóng đá không còn những tình huống xử phạt đáng tiếc cho những đội chơi có năng lực, đó là điều người hâm mộ và các đôi chơi đều mong muốn.  

Đó là những thông tin đầy đủ nhất về công nghệ Var trong bóng đá mà chúng tôi chia sẻ đến bạn đọc.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *