Nguyên nhân gây hôi miệng

Khi chúng ta nói đến “miệng”, nghĩa là đang đề cập đến “khoang miệng”.  Khoang miệng là nơi bắt đầu của ống tiêu hóa, nơi thông thương giữa bên trong và bên ngoài cơ thể. Do đó, khoang miệng và các cấu trúc giải phẫu bên trong đóng vai trò quan trọng đối với cơ thể chúng ta.

Khoang miệng bao gồm: môi, má, răng, nướu, khẩu cái mềm và cứng, lưỡi, amidan và tuyến nước bọt. Những cấu trúc miệng này cho phép chúng ta thực hiện các hoạt động chức năng như: ăn , uống, thở, phát âm.

Vì vậy mà miệng là một trong những cơ quan quan trọng của cơ thể con người, đặc biệt một hơi thở thơm tho sẽ giúp chúng ta tự tin hơn trong giao tiếp với mọi người mà không cần lo lắng miệng của có phát ra thứ mùi hôi khó chịu nào hay không.

Hôi miệng là một trong những vấn đề mà nhiều người mắc phải, chúng khiến cho họ trở nên tự ti, ngại giao tiếp vì sợ những mùi khó chịu phát ra từ miệng mình. Có rất nhiều đối tượng bị hôi miệng mặc dù mình đã vệ sinh răng miệng cẩn thận, đánh răng đủ hai lần mỗi ngày vào sáng và tối.

Vậy làm thế nào để hết hôi miệng, giúp cho mọi người có thể tự tin giao tiếp với người khác mà không ngần ngại, hoặc những chàng trai cô gái sẽ không vì điều đó mà tự ti về bản thân ngại giao tiếp, kết bạn, ngại yêu đương vì sợ mùi hôi phát ra từ miệng của mình.

Kiến thức mà ai cũng phải biết để trị hôi miệng đó là nắm rõ được nguyên nhân gây hôi miệng để có những cách trị hôi miệng hiệu quả nhất. 

Bài viết sau đây sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về khoang miệng của mình, những nguyên nhân gây hôi miệng và những cách điều trị hôi miệng tại nhà đơn giản dễ làm.

1.Nguyên nhân gây hôi miệng

A. Hôi miệng do vi khuẩn

Hợp chất sulphur dễ bay hơi là do các vi khuẩn kỵ khí phân giải protein Gram âm(-). Những vi khuẩn này thường định vị ở vùng ứ đọng của miệng, như các túi nha chu, bề mặt lưỡi hay vùng kẽ giữa các răng và trong các chỗ răng bị sâu.

B. Nguyên nhân hôi miệng tạm thời

Khi ăn uống các loại thực phẩm có chứa chất làm khô miệng, như rượu, thuốc lá, hoặc các thực phẩm cung cấp hàm lượng protein, lượng đường cao như sữa, khi phân huỷ trong miệng sẽ làm giải phóng các amino axit chứa rất nhiều hợp chất sulphur;

Hành, tỏi cũng là các loại thực phẩm có chứa hàm lượng sulphur cao, có thể đi xuyên qua lớp lót đường ruột vào trong máu, sau đó giải phóng vào trong phổi rồi bốc hơi ra ngoài;

Hút thuốc lá vừa làm tăng hàm lượng chất dễ bay hơi trong miệng và phổi, vừa tình trạng hôi miệng trầm trọng thêm, do nó ảnh hưởng và làm khô niêm mạc miệng;

Hơi thở có mùi vào buổi sáng sau khi ngủ dậy cũng có liên quan đến việc giảm sản xuất và tiết nước bọt, dẫn tới làm khô miệng tạm thời và gây hôi miệng.

C. Nguyên nhân hôi miệng xuất phát từ miệng

Các bệnh nha chu và nướu như viêm nướu, viêm nha chu, hoặc viêm nướu hoại tử lở loét cấp tính, viêm quanh thân răng, viêm quanh implant, áp xe gây ra hôi miệng;

Vết lở loét do ác tính, nguyên nhân tại chỗ, aphthous hay tác dụng của một số thuốc cũng là nguyên nhân hôi miệng;

Giảm tiết nước bọt tuổi tác, sử dụng dùng thuốc, xạ trị, hoá trị, hội chứng Sjogren gây hôi miệng;

Vệ sinh răng miệng không kỹ, còn lớp cặn lưỡi, hoặc do nhiễm nấm Candida cũng gây ra bệnh hôi miệng;

Lắng đọng các mảnh vụn trên các dụng cụ chỉnh nha như răng giả, khí cụ,… là một trong những nguyên nhân hôi miệng;

Các bệnh về xương như viêm tủy xương, hoại tử xương, hoặc viêm ổ răng khô và bệnh ác tính khác cũng có thể gây hôi miệng.

Hôi miệng do sâu răng: vết sâu răng chính là nguyên nhân gây ra các mùi hôi ở miệng.

D. Những nguyên nhân hôi miệng khác

Bị hôi miệng thường xuyên có thể là do các nguyên nhân bên ngoài miệng như:

Sử dụng một số thuốc: Các loại thuốc có thể gây hôi miệng như amphetamine, chloral hydrate, các thuốc gây độc tế bào, dimethyl sulphoxide, disulfiram, nitrate và nitrite, phenothiazine;

Các bệnh lý toàn thân: Nhiễm trùng mũi họng như rối loạn hô hấp (mũi, xoang, amidan, vùng hầu), có thể dẫn đến hôi miệng

Các bệnh về dạ dày – ruột: Hôi miệng được xem là triệu chứng điển hình và thường xuyên của bệnh trào ngược dạ dày – thực quản. Nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori cũng gây viêm loét dạ dày, và đây cũng là nguyên nhân của chứng hôi miệng;

Bệnh tiểu đường, các bệnh về gan, thận,… cũng có dẫn đến nguy cơ hôi miệng do sự phân huỷ mỡ trong cơ thể;

Hội chứng mùi cá ươn: Đây là hội chứng di truyền rất hiếm gặp. Nguyên nhân là do cơ thể bị rối loạn chuyển hóa, không chuyển hóa trimethylamine có trong những thực phẩm có mùi tanh, làm cho hóa chất bị tích tụ bên trong cơ thể, đặc biệt là ở gan, trước khi chất này được bài tiết ra ngoài.

2. Cách trị hôi miệng tại nhà:

Trị hôi miệng bằng cách ăn sữa chua: sữa chua chứa rất nhiều lợi khuẩn, giúp tăng đề kháng, tốt cho hệ tiêu hóa và còn giúp đẩy lùi nguyên nhân gây hôi miệng hiệu quả tại nhà.

Bởi ăn sữa chua hàng ngày giúp làm giảm lượng hydro sunfua trong khoang miệng và đây là một trong những yếu tố gây nên hôi miệng.

Mỗi ngày bạn chỉ cần ăn từ 1-2 hộp sữa chua, sau các bữa ăn chính và tránh ăn sữa chua lúc đói vừa giúp đẹp da, tiêu hóa tốt lại có thể giảm tình trạng hôi miệng một cách dễ dàng, hiệu quả mà không gây nguy hiểm tới sức khỏe của mình.

Cách trị hôi miệng tại nhà bằng mật ong:

Trong mật ong có chứa các chất giúp ức chế, ngăn chặn sự phát triển của các vi khuẩn gây ra hôi miệng, không chỉ có công dụng như vậy, mật ong còn là chất tạo điều kiện cho lợi khuẩn phát triển giúp kháng lại các loại vi khuẩn xấu. Mật ong cũng là một trong những nguyên liệu dễ kiếm và tốt cho sức khỏe nhưng mọi người nên chú ý liều lượng khi sử dụng tránh sử dụng quá nhiều gây tăng lượng đường trong máu rất dễ gây ra các bệnh như tiểu đường hoặc béo phì.

Cách sử dụng mật ong để trị hôi miệng tại nhà:

Đầu tiên bạn cần chải răng sạch sẽ bằng kem đánh răng như bình thường

Pha theo tỉ lệ 1:1 ( mật ong và bột quế) hòa thành 1 cốc nước ấm

Sử dụng dung dịch thu được để súc miệng 2 lần mỗi ngày vào sáng và tối

Thực hiện phương pháp trên ít nhất 2 tuần để đạt được kết quả, mật ong sẽ giúp cho hơi thở của bạn hết mùi hôi hiệu quả.

Cách trị hôi miệng tại nhà bằng nước muối

Muối là một loại khoáng chất tốt cho sức khỏe và cũng là một trong những gia vị không thể thiếu trong bếp của mỗi nhà, muối có lợi cho nướu và giúp răng chắc khỏe hơn. Muối còn giúp loại bỏ các mảng bám cứng đầu trên răng giúp cho răng miệng sạch sẽ giảm mùi hôi.

Cách dùng: 

Súc miệng bằng nước muối pha loãng giúp khử mùi hôi miệng hiệu quả.

Đánh răng bằng muối: các tinh thể muối sẽ giúp cọ xát và làm sạch bề mặt răng giúp cho hơi thở của bạn trở nên thơm tho hơn.

Chữa hôi miệng bằng chanh tại nhà hiệu quả nhất

Trong chanh chứa một hàm lượng acid cao có tác dụng tẩy trắng, khử mùi hôi hiệu quả. Bạn chủ cần cho một chút nước cốt chanh hòa với mật ong hoặc muối để uống hàng ngày là sẽ có một hàm răng trắng sáng và thơm mát hiệu quả ngay tại nhà mà không tốn nhiều thời gian, công sức cũng như chi phí thực hiện .

Chữa hôi miệng tại nhà bằng hương nhu

Hương như là một loài cây có mùi thơm, vị cay, không độc và thường được mọi người sử dụng làm thuốc chữa bệnh cũng như để gội đầu rất tốt.

Bạn chỉ cần lấy 1 lượng hương nhu vừa đủ đun sôi với nước sạch, để nguội và súc miệng là đã có thể có 1 hơi thở thơm tho, cuốn hút mà lại đơn giản, dễ làm ngay tại nhà.

Chữa hôi miệng bằng lá bạc hà

Lá bạc hà là một loại lá phổ biến , rất hay gặp, chúng có rất nhiều công dụng và thường được sử dụng để làm kem đánh răng hoặc nước súc miệng.

Cách sử dụng:

Đun sôi lá bạc hà với nước sạch sau đó để nguội rồi dùng để súc miệng

Bạn cũng có thể dùng lá bạc hà để ăn sống để khử mùi hôi miệng

Sử dụng bột nở để đánh răng khử mùi hôi miệng

nghe tưởng chừng như vô lý nhưng bột nở ngoài dùng trong làm đồ ăn còn có công dụng làm giảm mùi hôi miệng, acid trong bột nở sẽ loại bỏ những vi khuẩn ở lưỡi và răng của bạn giúp giảm hôi miệng và làm trắng răng hiệu quả.

Cách làm: dùng bột nở để đánh răng hoặc hòa với nước ấm để súc miệng

Dùng trà xanh để chữa hôi miệng tại nhà:

Chất polyphenol trong trà xanh sẽ kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn, khử mùi hôi miệng hiệu quả. Do đó mà những người thường xuyên uống trà xanh thường không bị hôi miệng.

Bạn có thể uống trực tiếp trà xanh hoặc không uống được thì có thể dùng làm nước súc miệng.

Một số mẹo và lưu ý để trị hôi miệng:

Uống nhiều nước , tránh để miệng khô vì miệng khô sẽ sinh ra mùi hôi khó chịu.

Đánh răng hàng ngày sau ăn tránh để thức ăn thừa bám trên răng, nên sử dụng chỉ nha khoa để vệ sinh các mảng bám trong kẽ răng và chân răng.

Cạo lưỡi hàng ngày loại bỏ các loại cặn và vi khuẩn gây hại

Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm có mùi như hành, tỏi , thuốc lá, rượu bia, cà phê,…

Nhai kẹo cao su thường xuyên

Súc miệng nhiều lần trong ngày để khử mùi hôi và giảm viêm lợi 

Nếu răng của bạn có vết sâu thì nên đến nha sĩ kiểm tra và xử lý vết sâu răng nếu nó tình trạng hôi miệng chả bạn sẽ không thuyên giảm đâu và chữa càng sớm càng tốt nếu không sâu răng sẽ ăn vào đến tủy chả bạn đó!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *