Có thai nên ăn gì Có thai không nên ăn gì

Có thai nên ăn gì? Có thai không nên ăn gì?. Mỗi bà mẹ khi mang thai đều muốn dành những điều tốt nhất cho con ngay từ khi còn trong bào thai, vì vậy mà mọi người tìm mọi cách để bổ sung những chất dinh dưỡng cần thiết cho thai nhi.

Vậy có thai nên ăn gì? Có thai không nên ăn gì? Tất cả những điều mẹ bầu cần lưu ý? Sẽ được chúng tôi tổng kết qua bài viết sau đây.

1.Có thai nên ăn gì?

Phụ nữ mang thai cần đảm bảo cho mình một chế độ ăn uống hợp lý, cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho thai nhi để cho em bé phát triển một cách toàn diện và đúng cách.

Không những đảm bảo cho sự phát triển của thai nhi mà còn đảm bảo cho sức khỏe của mẹ bầu có thể chống lại những thay đổi bất thường trong thời gian mang thai.

Để có một thai kỳ khỏe mạnh bà bầu cần bổ sung cân bằng các chất dinh dưỡng cần thiết như: protein, lipid, carbonhydrat, vitamin, sắt, kẽm, canxi, chất xơ,…

Trái cây và rau quả

Bà bầu cần cung cấp đầy đủ rau củ quả và trái cây mỗi ngày, dưới nhiều dạng như đồ tươi, đồ khô, đồ đóng hộp, nước ép, đông lạnh,…đặc biệt trái cây tươi và đồ đông lạnh ngay sau khi háu sẽ có hàm lượng chất dinh dưỡng cao hơn các dạng chế biến khác.

Các chuyên gia dinh dưỡng nhấn mạnh ăn trái cây trực tiếp tốt cho sức khỏe hơn là sử dụng nước ép, vì khi làm nước ép, lượng đường tự nhiên trong đó sẽ rất cao.

Một số loại rau củ quả mà bà bầu nên ăn

  • Cam, quýt và các loại trái cây có múi
  • Măng cụt
  • Mít
  • Ổi
  • Sầu riêng
  • Sung
  • Dưa hấu
  • Dứa
  • Đu đủ chín
  • Nho
  • Hồng
  • Xoài
  • Na
  • Vải
  • Lựu
  • Mận
  • Cà tím
  • Lá lốt
  • Ngô
  • Cải xanh và các loại rau cải xanh

Sữa và các sản phẩm từ sữa

Khi mang thai các mẹ bầu thường hay gặp phải tình trạng thiếu hụt canxi, gây ra các tình trạng chuột rút, mệt mỏi. Ngoài ra thiếu canxi còn ảnh hưởng tới cả thai nhi mắc phải bệnh còi xương ngay từ trong bụng mẹ. Sữa và các sản phẩm từ sữa là một trong những nguồn dinh dưỡng giúp bổ sung canxi lý tưởng cho bà bầu và thai nhi. Ngoài ra sữa và các sản phẩm từ sữa còn chứa lượng men vi sinh quý giá giúp mẹ bầu ngăn ngừa các nguy cơ gây táo bón hiệu quả mà lại rất tốt cho sức khỏe.

Các món ăn từ đậu:

Đậu là nguồn cung cấp protein, folate(B9), sắt và canxi cho cơ thể mẹ bầu và thai nhi.

Các nhà dinh dưỡng cho biết đậu là các thực phẩm là từ đậu có tác dụng phát triển mô và cơ ở thai nhi. Các loại thực phẩm làm từ đậu cũng giúp mẹ bầu giảm nguy cơ bị táo bón , giúp mẹ thoải mái hơn , dễ chịu hơn trong suốt thai kỳ.

Khoai lang:

Khoai lang không những là một loại thực phẩm ngon mà còn rất tốt cho sức khỏe bà bầu, bởi chúng sở hữu hàm lượng beta-carotene giàu có, sau khi được hấp thụ hợp chất này sẽ chuyển đổi thành vitamin A có tác dụng cho sự biệt hóa của các tế bào và mô trong cơ thể của bé. Quá trình tăng trưởng của bé là vấn đề được rất nhiều người mẹ quan tâm, các nhà nghiên cứu cũng cho biết phụ nữ mang thai cần tăng lượng vitamin A lên khoảnh 40% so với bình thường để tốt cho bé.

Khoai lang còn là loại rau củ có vị ngọt nhẹ, giúp giảm lượng đường trong máu, giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường trong thai kỳ của mẹ bầu.

Cá hồi:

Thông thường chế độ ăn uống của bà bầu nên hạn chế sử dụng các sản phẩm chứa nhiều omega-3. Tuy nhiên các loại acid béo chứa omega-3 lại có vai trò giúp xây dựng não bộ và tốt cho thị giác của thai nhi. Các hồi là loại cá giàu omega-3,6 và 9 rất tốt cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.

Lưu ý: chỉ nên ăn 2 bữa cá hồi mỗi tuần giúp bà bầu bổ sung hàm lượng omega-3, tăng nồng độ EPA và DHA trong máu lên mức lý tưởng.

Trứng:

Trứng là một trong những thực phẩm tốt cho sức khỏe mà lại dễ dàng chế biến. Các nghiên cứu cho rằng, trong trứng có chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của xương, ống thần kinh và não bộ của thai nhi như sắt, omega-3, choline, kẽm, canxi, vitamin D,…

Thịt nạc:

Thịt nạc là loại thực phẩm giàu protein và các khoáng chất quan trọng giúp bà bầu bổ sung đầy đủ dinh dưỡng trong thai kỳ, những chất như sắt, canxi, kẽm và vitamin có trong thịt giúp thúc đẩy quá trình sản xuất, tăng tiết, quá trình sản xuất tế bào máu và tăng lượng oxy mà cơ thể mẹ cung cấp cho thai kì.

Dầu gan cá:

Dầu gan cá có chứa nhiều omega 3, vitamin D, A cần thiết cho sự phát triển của não bộ và mắt của thai nhi và bà bầu.

Ngũ cốc:

Ngũ cốc là nguồn bổ sung omega 3, vitamin, kẽm , acid folic, selen, protein, glucid,… Rất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi. Ngoài ra ngũ cốc còn giúp phòng ngừa khuyết tật ống thần kinh của trẻ trong giai đoạn 3 tháng đầu.

Uống đầy đủ nước :

Trong cơ thể người nước chiếm 70%, có vai trò thực hiện các chuyển hóa dinh dưỡng trong cơ thể. Do đó uống đầy đủ nước sẽ thúc đẩy quá trình chuyển hóa và có lợi cho cơ thể.

Sữa chua:

Trong sức chua có chứa hàng tỷ lợi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa và cung cấp canxi cho bà bầu và thai nhi.

Uống nước dừa:

Nước dừa là loại thực phẩm tốt cho sức khỏe giúp mẹ bầu có đủ nước ối, đồng thời giúp làm đẹp da từ bên trong.

Bà bầu nên ăn gì để cho con nhanh tăng cân:

Tinh bột: cơm, khoai lang, ngũ cốc, các loại hạt

Thịt: nên sử dụng khoảng 2-3 món thịt trên 1 tuần và luân phiên thay đổi tránh cảm giác chán ăn và nghén trong thai kì của mẹ bầu.

Cá: mỗi tuần nên ăn khoảng 2-3 bữa cá dưới nhiều hình thức chế biến như: chiên, kho, hấp, nướng,…

Rau, củ, quả: mỗi ngày nên bổ sung đầy đủ các loại rau xanh vào trong bữa ăn và các loại hoa quả để bổ sung đầy đủ vitamin và chất xơ cần thiết cho cơ thể.

Trứng: nên bổ sung 3-4 quả trứng mỗi tuần.

2. Có thai không nên ăn gì?

❌ Cá đóng hộp

Bà bầu không nên sử dụng các loại cá đóng hộp có hàm lượng thủy ngân cao như cá ngừ, cá thu,… Sau khi được đưa vào cơ thể, chất này có xu hướng tích lũy lâu trong cơ thể mẹ và gây ảnh hưởng lớn tới thai nhi.

Thủy ngân còn gây tổn thương đến hệ thần kinh của mẹ và bé tuy nhiên nếu các loại cá có hàm lượng thủy ngân trong phạm vi cho phép như : cá rô phi, cá hồi, các cá thuộc họ da trơn,… Cũng là nguồn thực phẩm giàu protein, Vitamin B12, kẽm, acid béo, Omega-3 và DHA tốt cho sức khỏe của phụ nữ mang thai và tất cả mọi người.

❌ Hạn chế sử dụng đồ ăn sống chưa qua nấu chín:

Hải sản đông lạnh, hải sản sống, thịt tái, sushi,… Các loại thức ăn này chứa rất nhiều vi khuẩn, gây ngộ độc thực phẩm, nguy hiểm cho thai nhi.

❌ Đồ ngọt:

Chỉ nên sử dụng đường ở trong mức độ cho phép, baf bầu nên tránh lạm dụng đường, bởi nếu lượng đường trong máu quá cao, thận sẽ làm việc quá tải dẫn tới không tốt cho các cơ quan nội tạng bên trong.

Nếu lượng đường trong cơ thể quá cao sẽ làm giảm khả năng miễn dịch của cơ thể, dẫn tới giảm sức đề kháng tạo điều kiện cho nhiều virus, vi khuẩn gây hại xâm hại đến cơ thể .

❌ Các loại gan động vật:

Trong gan động vật chứa rất nhiều sán và là nơi giải độc cũng như kho chứa các loại chất độc trong cơ thể của động vật, thế nên ăn quá nhiều gan đồng nghĩa sẽ gián tiếp gây hại tới sức khỏe bà bầu cũng như thai nhi.

❌ Đồ chiên rán, nhiều dầu mỡ:

Ăn quá nhiều đồ chiên rán, dầu mỡ là nguy cơ dẫn tới mắc bệnh ung thư vú và ung thư cổ tử cung đặc biệt là ở phụ nữ mang thai, những đứa trẻ khi sinh ra sẽ có nhiều nguy cơ mắc bệnh ung thư sinh dục.

❌ Dứa:

Dứa có chứa chất bromelain có tác dụng làm mềm tử cung, kích thích co bóp tử cung. Do đó các chị em phụ nữ mang thai trong ba tháng đầu không nên ăn quá nhiều dứa đặc biệt là dứa xanh để tránh bị sảy thai. Để đảm bảo tốt cho sức khỏe thai nhi hơn các bà bầu chỉ nên ăn dứa ở giai đoạn cuối của thai kỳ hoặc đã quá ngày sinh.

❌ Ăn chay liên tục:

Các mẹ bầu thường có tâm lý rất sợ việc tăng cân trong thời gian mang thai hoặc do tình trạng kinh tế eo hẹp mà ăn uống không đầy đủ chất dinh dưỡng gây ảnh hưởng trực tiếp tới thai nhi, tiếp theo là đến sức khỏe của người phụ nữ mang thai.

❌ Caffeine:

Caffeine là loại thực phẩm có khả năng gây sảy thai cao. Theo hiệp hội phụ nữ mang thai Hoa Kì khuyến cáo , phụ nữ mang thai cần tránh caffeine trong 3 tháng đầu tiên, đồng thời cũng nên tuân thủ quy định chỉ uống 200mg caffeine/ ngày trong thời gian mang thai.

❌ Các loại thực phẩm từ sữa không tiệt trùng

Pho mát có chứa vi khuẩn Listeria sẽ gây sảy thai. Vì vậy mà các bà bầu chỉ nên sử dụng pho mát được chế biến từ các loại sữa đã qua tiệt trùng.

❌ Khoai tây mọc mầm, măng tươi, dưa muối, cà muối, khổ qua, rau răm, …

❌ Thịt chế biến sẵn ,thịt đóng hộp, thịt đông lạnh, thực phẩm để qua đêm,để lâu ngày,…

❌ Rau ngót: không nên sử dụng từ lúc mang thai cho tới khi thai nhi được 3 tháng đầu.

3. Một số những điều mẹ bầu cần lưu ý khi mang thai?

Cần tiêm phòng đầy đủ trước khi mang thai khoảng 3 tháng: tiêm phòng rubella, thủy đậu, sởi , cúm, viêm gan A, viêm gan B, thương hàn, phổi, qua bị,…

Tránh hút thuốc lá và tránh khói thuốc.

Tránh sử dụng các chất kích thích như: cà phê, rượu bia,…

Tránh ăn những thực phẩm có hại cho sức khỏe.

Không tự ý mua hoặc sử dụng các loại thuốc chữa bệnh khi mang thai.

Đi giày cao gót: chỉ cần sơ sẩy một chút là bạn có thể trượt chân ngã, khiến cho thai nhi bị tổn thương, sảy thai thậm chí còn gây tử vong cho mẹ bầu.

Tránh quan hệ vợ chồng trong thời gian mang thai

Tránh để tâm trạng buồn, stress, …

Trên đây là một số những loại thực phẩm mà phụ nữ có thai nên ăn, có thai không nên ăn gì và những điều cần lưu ý khi mang thai hy vọng sẽ giúp cho chị em phụ nữ có đầy đủ những kinh nghiệm mang thai cần thiết giúp ích cho quá trình mang thai của các chị em đồng thời chăm sóc tốt cho sức khỏe của thai nhi.

Bài viết tham khảo từ: Monngondongian.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *