Ngày nay có rất nhiều những sản phẩm khoa học- kĩ thuật giúp cho mọi người biết được mình đã có thai hay chưa như siêu âm, thử nước tiểu,… Nhưng mọi người cũng nên bỏ túi vài kĩ năng, kinh nghiệm để nhận biết mình có thai hay không từ đó có những biện pháp chăm sóc tốt nhất trước khi xác minh đúng bằng biện pháp siêu âm.
Sau đây là một số những kiến thức về thai kì và những dấu hiệu mang thai, dấu hiệu mang thai sớm giúp các mẹ có những bước chuẩn bị tiếp theo thích hợp cho bản thân và cho các con thật tốt.
Sự mang thai xảy ra như kết quả của giao tử cái hay noãn bào bị một giao tử đực tinh trùng xâm nhập trong một quá trình được gọi là, trong y học, sự “thụ thai”. Sau khi được “thụ thai” nó được gọi là một trứng. Sự tiết tinh trùng nam thường xảy ra qua hoạt động quan hệ tình dục.
Table of Contents
Các giai đoạn của mang thai
Hầu hết phụ nữ mang thai đều cảm nhận được những thay đổi khác lạ về cả thể chất lẫn tinh thần, theo từng thời kỳ. Toàn bộ quá trình hình thành và phát triển của thai nhi được chia thành 3 giai đoạn lớn với tên gọi tam cá nguyệt:
Tam cá nguyệt đầu (từ tuần 0–13): giai đoạn phát triển các cấu trúc cơ thể và hệ thống cơ quan. Hầu hết các tình trạng sẩy thai và dị tật bẩm sinh xảy ra trong thời kỳ này.
Cơ thể người mẹ cũng trải qua những thay đổi lớn trong giai đoạn đầu, dẫn đến dấu hiệu mang thai như triệu chứng ốm nghén, mệt mỏi.
Tam cá nguyệt giữa (từ tuần 14–26): thai nhi tiếp tục phát triển nhanh chóng và bạn có thể cảm nhận được chuyển động, rung động đầu tiên của em bé. Các dấu hiệu mang thai ở giai đoạn đầu có thể giảm bớt nhưng xuất hiện các vấn đề khác như đau lưng, đau bụng, chuột rút, táo bón…
Tam cá nguyệt cuối (từ tuần 27–40): cơ thể thai nhi dần hoàn thiện. Đến cuối tuần 37, em bé được xem là đã đủ tháng và các cơ quan đã phát triển hoàn chỉnh, sẵn sàng hoạt động các chức năng của chúng. Gần đến ngày sinh, em bé sẽ thay đổi tư thế để chuẩn bị ra đời.
Vậy làm sao để biết chúng ta đã mang thai dựa vào các biểu hiện của cơ thể, hẳn là có các dấu hiệu mang thai mà các chị em nên biết sau:
Dấu hiệu mang thai sớm nhất sau quan hệ 3 ngày
Sau 3 ngày quan hệ để biết mình mang thai các chị em hãy dựa vào những dấu hiệu mang thai sau:
Mùi nước tiểu nồng: do hormone progesterone khiến thính giác của bà bầu thường nhạy cảm nên có thể nhận ra sự thay đổi chứ thực ra mùi nước tiểu lúc này không khác bình thường là mấy. Đây là một dấu hiệu mang thai sớm mà ít mẹ nhận biết được.
Ngoài ra hormone progesterone còn là nguyên nhân khiến thai phụ trở nên nhạy cảm hơn bình thường dẫn tới tình trạng ốm nghén sợ các mùi thức ăn, mùi thơm từ xà phòng, nước hoa,…
Màu sắc nước tiểu: người xưa cho rằng nước tiểu của phụ nữ mang thai sẽ có màu vàng nhạt đến trắng đục chỉ trong 3 ngày sau quan hệ. Nhưng đây không được xem là một biện pháp nhận biết dấu hiệu mang thai sớm ở thời hiện đại.
Đi tiểu nhiều: một dấu hiệu mang thai sau 3 ngày quan hệ dễ dàng nhận ra cho các chị em đó là đi tiểu nhiều hơn. Các chị em sẽ đi tiểu nhiều hơn và đi rồi lại muốn đi nữa. Trường hợp này thường gặp vào ban đêm.
Nôn khan khi đánh răng: đây cũng là một dấu hiệu mang thai sớm dễ dàng nhận ra của các chị em khi đi đánh răng có cảm giác buồn nôn nhưng không nôn được .
Tóc sẽ khô xơ, thiếu sức sống và đầu cảm thấy khó chịu ngay cả khi mới vừa gội đầu xong.
Âm đạo ra máu: đây là dấu hiệu mang thai sớm thường gây hiểu nhầm nhất sau khi quan hệ, lượng máu tiết ra ít và thường hết sau 2-3 ngày, các chị em thường nhầm với chu kì kinh nguyệt của mình.
Cảm giác thèm ăn khi mang thai sau 3 ngày quan hệ:
Bạn sẽ có cảm giác thèm ăn nhiều món cùng lúc nhưng khi nhìn thấy món đó bạn lại không còn cảm giác thèm ăn nữa.
Cảm giác đau ở vùng bụng nếu thụ thai thành công sau quan hệ 3 ngày: bạn sẽ đau giống như đau khi đến chu kì kinh nguyệt nhưng cơn đau sẽ khó chịu hơn và dùng thuốc cũng không đỡ .
Dấu hiệu mang thai tuần đầu?
Khi mới mang thai tuần đầu cơ thể mẹ bầu sẽ có những thay đổi nhất định, tuy nhiên ở giai đoạn này khó có thể siêu âm chính xác được và có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Vậy dựa vào đâu để biết mình mang thai tuần đầu , các chị em hãy lưu lại những dấu hiệu mang thai một tuần sau:
Đau tức ngực: Đây là một trong những dấu hiệu mang thai sớm nhất, phổ biến nhất, nguyên nhân là do khi cơ thể mang thai, những hormone bên trong cơ thể người phụ nữ như Progesteron và hCG có sự thay đổi làm máu lưu thông nhiều, kích thích những tế bào tại ngực sưng lên, gây cảm giác căng tức trong thời gian đầu này.
Chuột rút: Đây cũng là một dấu hiệu bình thường khi mang thai tử cung kéo ra, giãn ra rộng hơn so với trước đây để phù hợp với sự phát triển của thai trong thời gian sắp tới.
Rỉ máu âm đạo: Một số sản phụ trong thời gian đầu mang thai thì có thể xuất hiện dấu hiệu ra máu âm đạo lượng ít, ít hơn so với máu trong chu kỳ kinh nguyệt, nguyên nhân là do khi trứng làm tổ trong tử cung thì sẽ gây ra hiện tượng xuất huyết.
Cơ thể mệt mỏi: Trong khoảng 1- 2 tuần đầu khi có thai thì cơ thể sẽ cảm thấy mệt mỏi, dễ buồn ngủ, không có đủ sức để có thể luyện tập hay hoạt động như thường ngày do cơ thể dùng năng lượng của người mẹ cho sự phát triển của bào thai. Ngoài ra, khi mang thai thì những thay đổi về hormone cũng làm cho cơ thể trở nên mệt mỏi.
Đầu vú sẫm màu: các hormone bên trong người phụ nữ thay đổi khiến cho vú trở nên đậm màu hơn bình thường.
Buồn nôn: đây là một dấu hiệu mang thai tuần đầu phổ biến mà các chị em khi mang bầu thường gặp phải.
Thèm ăn: bạn sẽ có cảm giác thèm ăn rất nhiều thứ mặc dù đó là món bình thường bạn cũng không ăn được nhưng khi nhìn thấy món ăn đó bạn lại không còn muốn ăn nữa.
Đầy hơi, tiểu nhiều đặc biệt là ban đêm
Đau đầu, choáng váng: cơ thể cần nhiều dinh dưỡng và oxy cho sự phát triển của bào thai nên thường gây ra đau đầu cho các mẹ bầu.
Trễ kinh: Thường thì nếu trễ kinh quá 10 ngày thì sẽ là một dấu hiệu mang thai sớm rất phổ biến đối với phụ nữ.
Tuy nhiên, đối với những người có chu kỳ kinh nguyệt không đều, chu kỳ kinh nguyệt thưa, không nhớ ngày của chu kỳ kinh nguyệt của bản thân hay phụ nữ đang trong giai đoạn cho con bú thì trễ kinh có thể bị bỏ sót trong những trường hợp này.
Làm sao để biết bạn đã mang thai sau rụng trứng?
Tham khảo những dấu hiệu mang thai sau rụng trứng dưới đây:
Những dấu hiệu mang thai sau rụng trứng
• Giai đoạn từ 0-7 ngày sau rụng trứng:
-
Thèm ăn
-
Đau đầu ngực
-
Chướng bụng
-
Tăng độ nhạy cảm của núm vú
-
Nhức đầu và đau cơ
Những triệu chứng này cũng thường gặp ở những người không mang thai, nguyên nhân là do tăng hormone progesterone ở giai đoạn cuối chu kì kinh nguyệt.
• Giai đoạn từ 7-10 ngày sau rụng trứng: ở giai đoạn này bà bầu sẽ ra máu ở âm đạo, kéo dài một hoặc hai ngày nhưng rất khó có thể xét nghiệm ra và các triệu chứng có thể không diễn ra ngay lập tức.
• Giai đoạn từ 11-14 ngày sau rụng trứng :
-
Mệt mỏi
-
Núm vú sẫm màu
-
Đi vệ sinh nhiều
-
Thèm ăn và ăn nhiều hơn bình thường
-
Thay đổi tiêu hóa: đau bụng, tiêu chảy
Các dấu hiệu mang thai 2 tuần sau quan hệ
Ngực căng và nhạy cảm: hormone thai kì hCG tăng làm tăng lượng máu chảy đến vùng ngực gây ngứa.
Âm đạo đổi màu: từ màu hồng chuyển sang màu tím hay đỏ khi bạn có thai 2 tuần
Tiết dịch âm đạo nhiều hơn: sự xuất hiện của dịch âm đạo cũng là một dấu hiệu của mang thai 2 tuần.
Máu báo thai: đây là một hiện tượng dễ nhầm lẫn với chu kì kinh nguyệt.
Buồn nôn, chán ăn: có thể bạn sẽ khó phân biệt giữa buồn nôn với nghén nặng khi mang thai. Lúc này bạn nên chú ý nhiều hơn tới các biểu hiện của cơ thể để có biện pháp cải thiện tình trạng này.
Mệt mỏi, nhạy cảm với mùi
Đi tiểu đêm nhiều lần
Trễ kinh sau 2 tuần quan hệ: đây là một dấu hiệu mang thai 2 tuần đáng tin cậy nhất . Nhờ vậy bạn cũng sẽ có thể dùng que thử thai để kiểm tra xem mình có mang thai không.
Các dấu hiệu mang thai một tháng
Mang thai tháng đầu: Thông thường tháng đầu tiên của thai kỳ sẽ bắt đầu vào tuần thứ ba sau kỳ kinh nguyệt cuối cùng của bạn. Vài tuần mang thai đầu tiên sẽ mang đến một số thay đổi về thể chất và cảm xúc độc đáo. Ngoài ra, một số lo ngại về có thai 1 tháng cũng bao gồm thai ngoài tử cung, nguy cơ sẩy thai cao hơn hoặc dị tật.
Dấu hiệu mang thai 1 tháng:
Trễ kinh: Nếu bạn có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn, đây có lẽ là biểu hiện mang thai đáng tin cậy nhất.
Mệt mỏi: Không có gì là lạ nếu bạn cảm thấy mệt mỏi hơn bình thường một chút. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể là nội tiết tố progesterone.
Táo bón: Nếu bạn cảm thấy quá trình đi vệ sinh không diễn ra suôn sẻ như trước đây thì có thể do việc nội tiết tố gia tăng làm chậm hoạt động tiêu hóa của cơ thể.
Đầy hơi: Sự gia tăng của nội tiết tố thai kỳ có thể dẫn đến đầy hơi khó tiêu, khiến bạn dễ nhầm lẫn với những triệu chứng tiền kinh nguyệt khác. Do vậy, bạn nên ăn nhiều chất xơ và cố gắng vận động để làm giảm tình trạng này.
Co thắt bụng: Một số bà mẹ tương lai bị co thắt tử cung nhẹ trong những ngày đầu và tuần đầu mang thai. Những cảm giác này đôi khi khá giống với đau bụng kinh, vì vậy bạn có thể nghĩ rằng mình sắp có kinh nguyệt. Nếu đau bụng gây đau đớn hoặc khó chịu, hãy tham khảo bác sĩ về những biện pháp giảm đau phù hợp.
Ngực đau: Khi có thai 1 tháng, ngực của bạn sẽ dần trở nên nhạy cảm hoặc thậm chí hơi đau. Tuy nhiên, hiện tượng này sẽ giảm trong một vài tuần khi cơ thể bắt đầu làm quen với những thay đổi nội tiết tố.
Ra máu ở âm đạo,buồn nôn, ốm nghén, đi tiểu thường xuyên,…
Hãy nhớ rằng bạn sẽ có thể không gặp phải tình trạng nào trong danh sách kể trên. Do đó, đừng quá lo lắng và nghiêm trọng hóa vấn đề.
Dấu hiệu mang thai con gái, dấu hiệu mang thai con trai?
Ngày nay con người ta không còn phân biệt nam nữ nữa nhưng việc biết được mình đang mang thai con gái hay con trai cũng là điều mà bất cứ bố mẹ nào cũng muốn biết được vậy thì khi mang thai mẹ bầu sẽ có những dấu hiệu nào để biết rằng mình đang mang thai con gái hay đang mang thai con trai?
1. Dấu hiệu | Dấu hiệu mang thai con gái | Dấu hiệu mang thai con trai |
2. Dựa vào giai đoạn ốm nghén của mẹ |
– Nghén dữ dội, vật vã – Thèm ăn ngọt – Hay buồn rầu, stress – Nghén vào buổi sáng và nghén dài suốt thời kỳ mang thai |
– Nghén nhẹ nhàng ít nghén – Thèm ăn chua – Đổi tính sang hoạt bát, nhanh nhẹn, vui vẻ so với lúc chưa bầu. – Nghén ít hơn và không bị nghiêm trọng vào buổi sáng |
3. Thông qua ăn sáng |
Hay bỏ ăn sáng |
Ăn thức ăn có nhiều calo và kali |
4. Xem tuổi mẹ khi mang thai bằng cách xem tuổi mẹ khi thụ thai và năm mang thai | Cả hai đều là chẵn hoặc đều là lẻ | Một chẵn, một lẻ |
5. Màu sắc nước tiểu | Màu đục | Có màu vàng hơi sáng |
6. Kích thước ngực | Nở nang hơn nhiều, ngực trái to hơn ngực phải | Ngực phải to hơn ngực trái |
7. Nhịp tim | >140/phút | <140/phút |
8. Dùng nhẫn cưới để trước bụng bầu | Chuyển động như quả lắc | |
9. Đường lông ở bụng |
Thẳng và đậm |
Trên đây là một số những dấu hiệu mang thai con gái và mang thai con trai chỉ mang tính chất tham khảo cho các mẹ bầu để có kết quả đúng nhất các mẹ nên chờ kết quả xét nghiệm, siêu âm để có kết quả tốt nhất. Nhưng dù là con gái hay con trai vẫn là những sinh linh bé nhỏ cần được bảo vệ hãy yêu thương con của mình nhiều hơn và dành cho chúng sự yêu thương chân thành nhất.
Bên cạnh những dấu hiệu mang thai sớm, dấu hiệu mang thai sau 3 ngày quan hệ, dấu hiệu mang thai 1 tháng,… Nhiều chị em phụ nữ khi mang thai nhưng lại ít hoặc không có dấu hiệu mang thai, nhưng đừng lo lắng vì chúng không ảnh hưởng gì cho lắm đến sức khỏe mẹ và bé cả.
Còn một dấu hiệu mang thai khá là phổ biến và gây nguy hiểm cho sức khỏe mẹ bầu mà các chị em cần tham khảo đó là mang thai ngoài tử cung- chửa ngoài dạ con.
Dấu hiệu mang thai ngoài tử cung, dấu hiệu mang thai ngoài tử cung tháng đầu
Thai ngoài tử cung là tình trạng thai không làm tổ trong buồng tử cung mà lại nằm ở bên ngoài. Các vị trí thai ngoài tử cungcó thể làm tổ bao gồm:
Thai nằm ở vòi tử cung. Đây là trường hợp thai ngoài tử cung hay gặp nhất (chiếm 95%)
Thai nằm ở buồng trứng, cổ tử cung, ổ bụng, vòi tử cung.
Người mang thai ngoài tử cungcũng có những dấu hiệu như những phụ nữ mang thai bình thường như: trễ kinh, đau bụng, buồn nôn, ngực căng tức… Tuy nhiên, trong một vài dấu hiệu lại có những cảnh báo bất thường mà bạn cần lưu ý.
Các dấu hiệu mang thai ngoài tử cung
Chậm kinh: phụ nữ mang thai ngoài tử cung thường có kinh nguyệt không đều.
Âm đạo ra máu bất thường: giống với dấu hiệu mang thai bình thường nhưng người bị mang thai ngoài tử cung lại bị ra máu kéo dài , máu có màu đỏ thẫm .
Đau bụng: Khi mang thai ngoài tử cung bạn sẽ thấy đau bụng tại vị trí thai làm tổ, đau bụng dưới. Nhiều người còn bị đau bụng mót rặn giống như táo bón. Tình trạng đau bụng kéo dài, đau âm ỉ khó chịu, đôi lúc có thể đau dữ dội kèm chảy máu âm đạo. Mức độ đau bụng sẽ tăng dần theo thời gian do thai ngoài tử cung phát triển.
Những dấu hiệu mang thai ngoài tử cung tháng đầu không dễ dàng để nhận biết vì chúng khá giống với triệu chứng một số bệnh như: viêm dạ dày hoặc rối loạn kinh nguyệt,… Tuy nhiên, qua bài viết này các bạn hoàn toàn có thể dựa vào những dấu hiệu bất thường này và đến ngay các cơ sở y tế có uy tín để được thăm khám kỹ càng hơn. Có như vậy việc phát hiện và điều trị bệnh nếu có sẽ hiệu quả hơn và giảm thiểu cao khả năng để lại những biến chứng sau này.
Bài viết mang tính chất tham khảo để được kết quả tốt nhất hãy đến những bệnh viện, phòng khám có uy tín để được kết quả tốt nhất.
Một lưu ý nhỏ cho các bậc cha mẹ là không lựa chọn giới tính thai nhi, hãy yêu thương con trẻ chả mình hết mực dù gái hay trai!